Thiết bị vệ sinh công nghiệp hako


Breaking News

VIỆT HÀ

SẢN PHẨM

san pham

TIN TỨC - MẸO VẶT

tin tuc

meo vat

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

HUONG DAN SU DUNG

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Vi khuẩn tràn lan nơi gian bếp và cách phòng chống

Khu vực nhà bếp cần được đảm bảo an toàn vệ sinh nhất trong nhà. Nhưng đây cũng chính là khu vực ẩn chứa nhiều ổ vi khuẩn nhất, đe dọa đến sức khỏe của mọi người. Vì vậy việc “tìm đúng nơi, vệ sinh đúng chỗ” sẽ giúp hạn chế đến mức tối thiểu vi khuẩn tiếp xúc vào thức ăn. Giúp bạn bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ khỏi sự tác động của các loại vi khuẩn gây hại.

Vi khuẩn tràn lan trong gian bếp
Vi khuẩn tiềm ẩn trong nhà bếp


1. Viêm phổi, viêm đường tiết niệu do bồn rửa bát

Nghiên cứu cho thấy 46% số bồn rửa bát tại các hộ gia đình là nơi trú ngụ của hàng loạt vi khuẩn với số lượng lên tới hơn 77.000 con/1cm2. Một trong những loại vi khuẩn phổ biến và nguy hiểm nhất trong số này là E. Coli, gây tiêu chảy, viêm phổi, đồng thời là thủ phạm của 80% các trường hợp viêm đường tiết niệu.Việc sử dụng bồn rửa bát vào quá nhiều mục đích (rửa các loại thực phẩm và đồ dùng nhà bếp, rửa tay, giặt khăn lau...) cùng với sự lơ là, chủ quan trong việc làm vệ sinh bồn là những nguyên nhân gây ra tình trạng nói trên.

vi khuẩn trong bồn rửa bát ở nhà bếp
Bồn rửa bát không vệ sinh là nguyên nhân gây bệnh


=> Chuyên gia của FDA khuyến cáo các gia đình nên thường xuyên tiến hành diệt khuẩn ở bồn rửa bát bằng cách pha 1 thìa nước Javel với 1 lít nước cọ rửa bồn. Để dung dịch bám trên bề mặt bồn trong 10 phút trước khi xả lại bằng nước sạch.

2. 2.000 vi khuẩn trên 1cm2 cần gạt vòi nước

Cũng theo Hội đồng Vệ sinh, vòi nước, vật tưởng như sạch sẽ, vô hại trong nhà bếp cũng có tới hơn 2.000 vi khuẩn trên 1cm2 cần gạt.

=> Giải pháp để khắc phục vấn đề này rất đơn giản. Chỉ cần rửa tay đúng cách (rửa bằng xà phòng dưới vòi nước chảy ít nhất 20 giây) trước, trong và sau khi làm bếp là bạn đã có thể loại bỏ cơ bản nguy cơ nhiễm khuẩn từ vòi nước. Nếu cẩn thận hơn, hàng ngày, bạn có thể dùng các loại dung dịch có tính sát khuẩn chuyên dùng trong nhà bếp để lau rửa vòi nước.

3. Ổ dịch trong miếng rửa bát

Vi khuẩn sẽ sinh sôi, nảy nở hàng triệu lần trong miếng rửa chén khi để qua đêm. GS Hugh Pennington chuyên gia vi trùng học hàng đầu của Anh cho rằng môi trường ẩm ướt của miếng rửa chén cùng với thức ăn thừa tồn đọng đã trở thành địa điểm ẩn náu thuận lợi của vi khuẩn.
Vi khuẩn sẽ sinh sôi, nảy nở hàng triệu lần trong miếng rửa chén khi để qua đêm. Nó thậm chí còn ẩn chứa nhiều tác nhân gây bệnh hơn cả toilet.

Sự nguy hiểm càng trở nên nghiêm trọng khi các bà nội trợ dùng miếng rửa chén để lau rửa bề mặt bếp, bồn rửa và những bề mặt khác.

vi khuẩn trong miếng rửa chén ở nhà bếp
Ổ dịch vi khuẩn trong miếng rửa bát

Khi đó, các loại vi khuẩn thường gây ngộ độc như E.coli, salmonella có trong miếng rửa chén sẽ có điều kiện lan rộng ra và lây nhiễm vào đồ ăn, thức uống.

Lúc này, sức khỏe của các thành viên trong gia đình sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và rất nhạy cảm. Theo GS Pennington, một trong những loại vi khuẩn gây hại nhất đối với sức khỏe con người là campylobacter, thường được tìm thấy trên giẻ rửa bát. Campylobacter có khả năng gây hội chứng Guillain-Barre, có thể gây bại liệt ở người.

=> Chính vì thế, các bà nội trợ phải luôn giữ cho miếng rửa chén sạch sẽ nhằm hạn chế tối đa những mối nguy hiểm do vật dụng này gây ra.Các nhà khoa học từ Maryland (Mỹ) đã phát hiện rằng quay vi sóng các vật dụng này có thể giết tới 99,99% vi khuẩn tồn tại trong đó và khoảng 99% men và nấm mốc.

4. Khăn ở nhà bếp

Khăn dùng ở nhà bếp là nơi chứa chấp không ít vi khuẩn. Nên sử dụng khăn khác nhau cho những công việc khác nhau, chẳng hạn một để lau bàn bếp và cái khác dùng để lau chén bát.

=> Giặt khăn bằng nước nóng, ít nhất 900 độ C để diệt vi khuẩn.

5. Thớt

Bất cứ loại vi khuẩn nào ấn chứa trong thức ăn đều có khả năng lợi dụng thời cơ chuẩn bị thức ăn, “nhảy vọt” lên trên thớt chặt. Ví dụ: khuẩn que ẩn trong thịt sống, các loại trứng, rau xanh chưa rửa sạch và các chế phẩm từ sữa. Một con đường lây nhiễm thường gặp đó là lây nhiễm qua giao thoa giữa thực phẩm chín và sống.

vi khuẩn có nhiều trên thớt do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống
Thớt chứa nhiều vi khuẩn do thường xuyên tiếp xúc với thức ăn sống



=> Vì vậy khi “xử lý” thịt sống, thịt chín hoặc rau quả, tốt nhất nên sử dụng dụng cụ dao chặt và thớt chặt khác nhau. Nếu không khi xử lý các thực phẩm khác nhau cần phải dùng nước nóng hoặc nước rửa tẩy trùng triệt để các dụng cụ dao và thớt, đương nhiên kèm theo cả bàn tay cũng phải rửa sạch.

Một không gian bếp an toàn-sạch sẽ vừa bảo vệ sức khỏe vừa mang đến niềm vui nho nhỏ cho cuộc sống bộn bề. Cùng nuôi nấng những mầm non thân yêu từ gian bếp ấm áp đầy tình thương.


1 nhận xét:

  1. Việc sử dụng bồn rửa bát vào quá nhiều mục đích (rửa các loại thực phẩm và đồ dùng nhà bếp, rửa tay, giặt khăn lau...) cùng với sự lơ là, chủ quan trong việc làm vệ sinh bồn là những nguyên nhân gây ra tình trạng nói trênmáy hút bụi công nghiệp Hiclean giá rẻ

    Trả lờiXóa

Designed By